• Tiếng Trung Quốc

Kiến thức

Vì sao bố mẹ nên đưa trẻ đi cắt kính mắt trực tiếp?

Cận thị thì phải đeo kính mắt - câu chuyện muôn thuở chẳng mới cũng không cũ với bất kỳ ai. Thế nhưng, để có kính đeo, nhất thiết bạn phải cắt kính. Điều này liệu có đơn giản?
Với trẻ nhỏ - một trong những đối tượng mắc cận thị nhiều nhất hiện nay, việc cắt kính mắt của các bé là phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, người lớn. Nhưng đáng tiếc là, vì công việc quá bận rộn hoặc nhiều điều kiện khách quan diễn ra, mà nhiều phụ huynh chỉ có thể lấy số độ cận, đơn kính cũ của con để ra hiệu kính cắt kính mới cho con cái. Việc này - tưởng như đơn giản và giúp tiết kiệm thời gian, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái về sau - rất rắc rối.

Bố mẹ cắt kính mắt - con không đeo được vì sai độ cận

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trung bình, người có thị lực bình thường phải khám mắt định kỳ 2 lần/năm. Ở người mắc tật khúc xạ (cận - viễn - loạn) nặng hơn, thời gian đi khám có thể rút ngắn lại từ 3-6 tháng/lần. Việc này nhằm kiểm tra mắt thường xuyên, giữ độ khúc xạ ở mức cân bằng và ổn định, hạn chế nguyên nhân tăng độ.

Tuy nhiên, vì bận rộn công việc, nhiều bố mẹ có thể "quên" không đưa con đi khám mắt đúng hạn. Thậm chí, do chủ quan mà các phụ huynh có thể lấy số độ cận cũ của con mình, hay đơn kính đã đo từ lâu để đi cắt kính mắt mới cho con. Rất khó để kết luận rằng độ cận thị của trẻ giữ nguyên không thay đổi, nhất là khi các thiết bị điện tử - công nghệ ngày càng tràn lan như hiện nay.

Cắt kính mắt với mắt kính có độ cận sai lệch so với độ cận của con có thể dẫn tới tình trạng con đeo kính nhẹ hơn hoặc nặng hơn số độ cận thật. Trường hợp nhẹ hơn, mắt trẻ sẽ vẫn phải điều tiết thậm chí gây tăng độ cận; trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ bị đau nhức mỏi mắt, choáng đầu khi đeo lâu.