Những thời điểm làm trẻ tăng độ cận thị nhiều nhất không phải bố mẹ nào cũng biết
Cận thị học đường ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay mà các bậc phụ huynh quan tâm. Loại tật khúc xạ này thường gây trở ngại cho các em nhỏ trong việc nhìn xa, thường phải điều tiết mắt để thấy rõ các hình ảnh hoặc chi tiết. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng gia tăng cận thị là bởi sự phát triển của đời sống công nghệ, thói quen sinh hoạt, môi trường sống cũng như việc học tập thường xuyên.
Tuy nhiên, không chỉ tồn tại, bệnh cận thị học đường ở lứa tuổi học sinh còn diễn tiến theo chiều hướng gia tăng và trầm trọng hơn rất nhiều, biểu hiện rõ nhất là ở việc tăng độ cận không ngừng. Có những em nhỏ, ban đầu chỉ cận 1-2 độ, nhưng lần thứ hai, thứ ba đi khám lại lại bị tăng độ tới 3-4 độ hay thậm chí nhiều hơn.
Rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó hiểu cũng như đau đầu về vấn đề này: "Con mình cận thị lên độ từ bao giờ và như thế nào?" và đưa con đi khám mắt ở một số phòng khám mắt và cắt kính tại các cửa hàng kính mắt cho con mà ít ai biết về bệnh cận thị và biết rằng sự tăng độ cận thực chất có tính chu kỳ và thường diễn biến rõ rệt nhất ở một số thời điểm nhất định trong năm.
1. Sau kỳ nghỉ hè, hàng loạt trẻ tăng độ cận thị
Nghỉ hè là kỳ nghỉ dài nhất trong năm đối với học sinh. Trong suốt 3 tháng hè, áp lực bài vở được giảm xuống tới mức tối đa - trẻ không còn phải lên lớp thường xuyên cả ngày, không có quá nhiều bài tập bài vở... Đây được xem như là khoảng thời gian "xả hơi" thoải mái với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên trước khi bắt đầu năm học mới. Chính bởi vậy, nhiều phụ huynh cũng "thả lỏng" trong việc giám sát học hành của con, tạo điều kiện cho con nghỉ ngơi và thư giãn.
Nhưng chính vì vậy, có không ít trường hợp trẻ nhỏ sử dụng điện thoại di động (smartphone), máy tính, máy tính bảng cả ngày để chơi game, lên mạng lướt web, hay chăm chăm vào màn hình tivi để xem phim. Chúng ta đều biết rằng, những thiết bị công nghệ này không hề tốt cho sức khỏe nói chung và cho mắt nói riêng, nếu lạm dụng quá nhiều. Việc xem, chơi vô độ sẽ dẫn tới cá giá rất đắt cho cả bố mẹ và con cái - đó là việc độ cận thị của con trẻ ngày càng tăng lên.
2. Thời điểm trong ngày dễ khiến mắt bị tăng độ cận
Trong vòng 24h, có những khung giờ được coi là "cấm kỵ" và nguy hiểm cho mắt trẻ, dễ dẫn tới tình trạng tăng độ cận thịmà bố mẹ cần phải biết. Đó là những khung giờ:
Buổi chiều tối (5h-7h):
Ông bà thường dùng cụm từ "giờ gà lên chuồng" để ám chỉ khung giờ nhá nhem, nhập nhoạng tối, và cũng khuyên răn con cháu không nên học bài vào giờ này vì sẽ bị "dốt" đi. Chiếu theo góc nhìn khoa học, vào thời điểm này - thời điểm thiếu sáng, không chỉ mắt mà toàn bộ cơ thể đều cần được thư giãn sau 8 tiếng hoạt động mệt mỏi (tính từ 6-7h sáng). Lúc này, không nên để trẻ học bài, chơi game... sẽ có hại cho mắt, khiến mắt dễ mắc cận thị hoặc tăng độ cận thị.
Đêm muộn (10-11h):
Không cứ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn, người trưởng thành cũng được khuyên là nên đi ngủ trước 11h. Từ sau 11h trở đi là khoảng thời gian để cơ thể hồi phục và tái tạo năng lượng đã mất sau các hoạt động. Việc nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết. Thay vì cho trẻ chơi game, sử dụng điện thoại để giải trí vào thời gian cuối ngày, bố mẹ nên nhắc nhở, tạo cho con thói quen đi ngủ sớm để giữ sức khỏe cho mắt và cho các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, nếu sử dụng smartphone trước khi đi ngủ sẽ dễ dẫn tới việc mất ngủ và các bệnh mắt khác ngoài tăng độ cận thị.