Những điều cần biết về bệnh cận thị
Cận thị là loại bệnh về mắt phổ biến trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khiến mọi người gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt do thị giác kém.
Cận thị là gì?
Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Với một số người, nhãn cầu bị dài ra, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Đây là tật khúc xạ mang tên cận thị. Trong trường hợp này, thay vì tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc thì nó lại hội tụ ở trước võng mạc khiến người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật gần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa.
Các dạng cận thị
Có hai dạng cận thị là do bẩm sinh và mắc phải.
Cận thị bẩm sinh: Do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc…, khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.
Cận thị mắc phải: Thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý.
Đặc điểm là mức độ cận nhẹ hay trung bình dưới 6 đi-ốp, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.
Nguyên nhân gây cận thị
- Di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên, khả năng bệnh di truyền sang trẻ là 100%.
- Thiếu ngủ hay ngủ quá ít dễ khiến người ta bị mắc cận thị từ sớm.
- Đọc sách nhiều, ngồi học sai tư thế khi để mắt quá gần sách lâu ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn các trẻ khác.
- Xem tivi nhiều và ngồi gần tivi ở khoảng cách dưới 3m, khiến mắt không điều tiết được.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng giúp duy trì các môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hóa võng mạc và hoàng điểm của mắt.
Triệu chứng bệnh cận thị
- Nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém.
- Không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.
- Nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
Điều trị cận thị
Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính thì hơi muộn.
Có nhiều phương pháp điều trị cận thị:
1. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tùy theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ.
Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.
2. Phẫu thuật mắt giúp thể thủy tinh bớt phồng, hồi phục thị lực như cũ.
Phối hợp điều trị cận thị
– Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ đi-ốp của mắt.
– Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.
– Không bắt mất làm việc quá lâu.
– Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 đi-ốp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
– Theo các chuyên gia Nhật Bản, người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.